Cây Thuốc Dân Gian Trị Mất Ngủ
Tất tần tật các cây thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và cân nhắc sử dụng sẽ được Đại Đức Mạnh Pharma chia sẻ ngay trong bài viết sau đây. Cùng tham khảo ngay bạn nhé.
Chứng mất ngủ không chỉ thường gặp ở người trung niên, cao tuổi mà hiện nay số người trẻ mắc phải cũng rất cao. Để khắc phục tình trạng này ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây thì bạn có thể cân nhắc dùng cây thuốc nam để tránh những tác dụng phụ về sau.
Nếu bạn cũng đang quan tâm thì đừng bỏ qua những cây thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả mà Đại Đức Mạnh Pharma chia sẻ trong nội dung sau đây nhé.
Tổng hợp cây thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả
Top 5 loại cây thuốc dân gian giúp chữa chứng bệnh mất ngủ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo qua và sử dụng như sau:
Linh chi đỏ
Trong y học dân gian, nấm linh chi đỏ được đánh giá quý hơn cả nhân sâm, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng vô cùng tốt đối với việc điều trị các chứng bệnh về thần kinh, đau đầu, mất ngủ kinh niên hay ngủ không sâu giấc.
Cách sử dụng
Các bài thuốc dân gian dùng linh chi đỏ trị mất ngủ được lưu truyền như sau:
- Hãm nước để uống: dùng 10g nấm linh chi đỏ xắt nhuyễn, hãm cùng nước sôi và uống như trà;
- Dùng làm nước hầm: có thể sử dụng để chế biến món ăn, hầm hoặc chưng cùng một số thực phẩm khác;
- Nấu cháo: nấu cháo cùng với nấm linh chi đỏ để thay cho bữa ăn trong ngày.
Cây lạc tiên
Lạc tiên thuộc dạng thân leo, có nhiều lông ở phần thân. Loại cây này được đánh giá cao trong các bài thuốc y học cổ truyền, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh trung ương, chống lo âu, mất ngủ, giảm căng thẳng hiệu quả.
Cách sử dụng
Bạn có thể dùng cây lạc tiên chữa chứng mất ngủ bằng cách:
- Hãm nước uống thay trà;
- Sắc thuốc uống dạng thang với lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, tâm sen 2g, đường 90g, duy trì sử dụng khoảng 7 - 10 ngày;
- Có thể lấy phần ngọn non của cây lạc tiên luộc ăn như rau.
Lưu ý
Một số lưu ý khi dùng cây lạc tiên như sau:
- Chỉ dùng những cây khoẻ mạnh, không bị sâu bọ tấn công;
- Không dùng cho người huyết áp thấp, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc cho con bú, trẻ nhỏ và người bị suy thận;
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng bài thuốc điều trị khác;
- Kết hợp với lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoẻ mạnh.
Bình vôi
Cây bình vôi hay còn gọi là Stephania rotunda Lour, thuộc dòng cây dây leo, lá hình trái tim, có hoa nhỏ màu xanh nhạt, quả chính sẽ có màu đỏ còn hạt sẽ có hình dáng như móng ngựa.
Cách sử dụng
Cách dùng lá bình vôi chữa chứng mất ngủ tại nhà như sau:
+ Cách 1: Dùng củ bình vôi tán nhuyễn, ngâm với rượu 40 độ theo tỷ lệ 1:5 hoặc 1:10 (bột:rượu), sau đó uống mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 - 15ml;
+ Cách 2: Sắc thuốc uống theo thang gồm 8g củ bình vôi, 15g hạt sen, 15g long nhãn, 10g nhân hạt táo chua, 12g lá vông.
Lưu ý
- Dùng đúng liều lượng, tránh lạm dụng vì sẽ gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương;
- Nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ;
- Cần theo dõi suốt quá trình sử dụng, ngừng ngay nếu thấy có tình trạng bất thường phát sinh.
Lá vông
Cây lá vông còn được gọi với tên khoa học là Erythrina indica Lamk. Loại cây này thường được dùng như liều thuốc an thần, giảm căng thẳng, giảm nhức đầu,... được ứng dụng rộng rãi trong dân gian.
Một số lợi ích của cây thuốc nam này như sau:
- Giúp an thần, giảm lo âu, căng thẳng và mệt mỏi;
- Hạ nhiệt, tiêu tích;
- Giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng;
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cách sử dụng
Bạn có thể dùng lá vông để chữa mất ngủ bằng cách:
- Uống nước nấu từ lá vông hằng ngày;
- Dùng lá vông kết hợp với dược liệu khác để pha thành trà;
- Dùng để chế biến thành món ăn.
Lưu ý
Những lưu ý khi dùng cây thuốc nam này như sau:
- Không dùng cho người có tiền sử bệnh đau khớp, bị đỏ hoặc sưng khắp người;
- Không dùng cho trẻ em và người cao huyết áp;
- Kết hợp cùng chế độ sinh hoạt lành mạnh để nâng cao hiệu quả;
- Phơi lá vông ở bóng râm, tránh phơi dưới nắng gắt.
Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược chữa chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ lâu năm và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ vô cùng hiệu quả. Một số lợi ích đáng chú ý của loại đông dược này như sau:
- Loại bỏ Axit lactic và cải thiện tuần hoàn máu giúp bạn ngủ sâu, ngon giấc hơn;
- Ngăn cản sự tấn công và đào thải các gốc tự do;
- Hỗ trợ tổng hợp L - tryptophan và bổ sung serotonin, giúp tâm trạng thoải mái và dễ ngủ hơn;
- Giảm stress và mệt mỏi;
- Cung cấp hoạt chất cordycepin giúp lưu thông máu não, giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn;
- Cải thiện hô hấp, tăng hiệu quả của việc sử dụng oxy giúp hạn chế tình trạng khó thở khi ngủ;
- Cung cấp các vitamin nhóm B giúp giấc ngủ sâu hơn và tránh mệt mỏi khi thức dậy.
Cách sử dụng
Bạn có thể dùng đông trùng hạ thảo bằng những phương pháp sau để khắc phục tình trạng mất ngủ:
- Dùng để pha trà nóng;
- Dùng để chế biến món ăn.
Lưu ý
Một số lưu ý khi sử dụng loại đông dược này như sau:
- Tuân thủ về liều lượng, không lạm dụng;
- Không dùng cho phụ nữ đang trong thai kỳ, trẻ em <13 tuổi có tiền sử bệnh về máu hoặc xương khớp;
- Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp;
- Ngừng sử dụng nếu phát hiện những tình trạng bất thường hoặc dị ứng.
Ngoài cách dùng những cây thuốc nam để chữa chứng mất ngủ thì Ăn Ngủ Ngon Đại Đức Mạnh cũng là giải pháp mà bạn có thể lựa chọn. Thành phần chính của sản phẩm bao gồm các loại thuốc nam được điều chế theo tỷ lệ nhất định, dạng viên nén, dễ uống và bảo quản. Hãy liên hệ với Đại Đức Mạnh Pharma qua hotline: 0918 602 166 để được tư vấn chi tiết hơn.
Qua những thông tin vừa được chia sẻ, hy vọng đã giúp bạn biết thêm một số cây thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả và có thể ứng dụng tại nhà để cải thiện tình trạng này. Nếu còn thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với Đại Đức Mạnh Pharma qua hotline: 0918 602 166 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.
Các bài khác
- Cách Chữa Mất Ngủ Cho Người Trung Niên (13.12.2022)
- Triệu Chứng Mất Ngủ Kéo Dài: nguyên nhân, hệ quả, cách khắc phục (13.12.2022)
- Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Rối Loạn Cảm Xúc Theo Mùa (13.12.2022)
- Cách Duy Trì Sức Khỏe Tinh Thần Tốt Nhất (13.12.2022)
- Công Nghệ Nhuộm Tóc Phủ Nano Là Gì? (13.12.2022)
- Tác Hại Của Việc Nhuộm Tóc (13.12.2022)