Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Rối Loạn Cảm Xúc Theo Mùa
Rối loạn cảm xúc theo mùa là một trong những bệnh lý thường gặp hiện nay. Để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, hãy cùng Đại Đức Mạnh Pharma tham khảo qua bài viết sau bạn nhé.
Rối loạn cảm xúc theo mùa là một trong những chứng rối loạn tâm thần xảy ra tại cơ quan não bộ. Những người mắc phải bệnh này thường có những thay đổi thất thường, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần.
Vậy nguyên nhân và cách khắc phục rối loạn cảm xúc theo mùa như thế nào? Theo dõi ngay những thông tin được Đại Đức Mạnh Pharma chia sẻ dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh lý này.
Rối loạn cảm xúc theo mùa là gì?
Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) còn có tên gọi khác là bệnh trầm cảm theo mùa, đây là tình trạng cảm xúc trở nên thất thường mặc dù không có nguyên nhân nào tác động đến tâm trạng. Tình trạng này thường khởi phát định kỳ vào mùa thu - đông trong năm.
Nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc theo mùa
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng rối loạn cảm xúc theo mùa. Tuy nhiên, một số giả thuyết được nghiên cứu và chỉ ra nguyên gây dẫn đến tình trạng này có thể là:
Do gen di truyền
Tương tự như các bệnh về tâm lý khác, rối loạn cảm xúc theo mùa cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu có người thân mắc hội chứng này thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn bình thường.
Ngoài ra, trẻ em được sinh ra và lớn lên trong môi trường có người bị mắc phải tình trạng này thường sẽ bị ảnh hưởng bởi cách suy nghĩ tiêu cực và các cảm xúc bi quan.
Do rối loạn nhịp sinh học
Khi thời tiết thay đổi đột ngột vào mùa đông đã làm ánh sáng mặt trời bị giảm đi, điều này gây ảnh hưởng đến đồng hồ cơ thể và có thể gây rối loạn nhịp sinh học, từ đó dẫn đến cảm giác trầm cảm.
Tăng hormone melatonin
Melatonin đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng. Chính vì thế, vào thời điểm giao mùa có thể làm phá vỡ sự cân bằng của melatonin hormone ở một số người, từ đó gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức, uể oải và tâm trạng trở nên bi quan hơn.
Giảm nồng độ serotonin
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp cho tâm trạng vui vẻ, lạc quan và giảm bớt căng thẳng. Vào mùa đông, lượng ánh sáng mặt trời ít đi làm cho lượng serotonin giảm xuống gây ra các ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng.
Một số yếu tố khác
Những sự tác động từ bên ngoài, ám ảnh từ quá khứ, các vấn đề liên quan đến tính cách, bệnh án khác,... cũng là nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này.
Cách khắc phục rối loạn cảm xúc theo mùa
Tùy từng mức độ phát triển của bệnh mà phác đồ điều trị sẽ được xây dựng riêng. Tuy nhiên, nhìn chung thì 3 phương pháp được áp dụng phổ biến như sau:
Phương pháp tâm lý trị liệu
Đây là phương pháp đầu tiên được thực hiện đối với quá trình điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh này. Bằng việc tác động vào các vùng sâu xa của tâm trí người bệnh giúp cho họ nhận thức được vấn đề và điều chỉnh cảm xúc của mình.
Phương pháp ánh sáng trị liệu
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng nhân tạo tương tự như ánh sáng mặt trời để gây ra những biến đổi hóa chất trong não bộ và tâm lý con người. Đây là phương pháp đang được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả tốt cho người dùng.
Sử dụng thuốc tây
Việc sử dụng các loại thuốc tây y giúp làm giảm nhanh các triệu chứng, tuy nhiên cần được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
Hy vọng qua những thông tin mà Đại Đức Mạnh Pharma vừa chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và cách khắc phục rối loạn cảm xúc theo mùa. Có thể nói, đây là một chứng bệnh gây ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe và tinh thần, do đó nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến bệnh này bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám để có phương hướng điều trị phù hợp nhé.
Các bài khác
- NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH SẠM DA, NÁM DA, KHÔ DA, NHĂN DA (07.09.2022)
- TRẺ EM HÔM NAY THẾ GIỚI NGÀY MAI - Siro Bé Ăn Ngon Đại Đức Mạnh (07.09.2022)
- Bài Thuốc Đông Y Chữa Viêm Gan B (07.09.2022)
- Viêm Gan B Lây Qua Đường Nào? (07.09.2022)